2018年06月


John McMahonBản quyền hình ảnh John McMahon

Nằm ở hai bên bờ hồ chứa nước khổng lồ, hai phần của thị trấn Sangkhlaburi được nối với nhau bằng cây cầu gỗ thô sơ dài 850m.

Nơi hiếm khi dứt mưa

John McMahonBản quyền hình ảnh John McMahon

Thị trấn miền núi nơi hẻo lánh Sangkhlaburi ở miền tây Thái Lan có mối liên hệ gắn bó, không thể xoá nhoà với nước.

Nhà khách Thái Lan đã kiếm sống cho cả ngôi làng

Nơi có món pad Thai ngon nhất Thái Lan?

Bangkok: Truyền thống sắc màu cứu người bán hàng rong

Những đỉnh núi đá vôi lởm chởm vây quanh thị trấn giữ lại những đám mây lớn, dày đặc màu mận được hình thành từ luồng không khí lạnh từ Biển Andaman thổi vào đất liền qua phần biên giới với Myanmar, khiến cho nơi này trời luôn đổ mưa - ít nhất là 300 ngày mỗi năm.

Mưa là nguồn nước nuôi dưỡng ba con sông từ cả ngàn năm nay, tạo thành Thung lũng Sông Kwai.

Thị trấn bị nhấn chìm

John McMahonBản quyền hình ảnh John McMahon

Đập thủy điện đầu tiên của Thái Lan, hoàn thành vào năm 1982, được xây dựng nhằm đáp ứng thêm cho nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của đất nước và tạo ra nguồn nước ổn định tưới tiêu cho khắp tỉnh Kanchanaburi.

Thành phố Ấn Độ nơi con người đến tìm cái chết

Việt Nam qua những gương mặt

Hành trình quanh thủ đô cũ của Myanmar bằng xe lửa

Khi con đập hoàn thành, nó đã tạo ra hồ chứa Khao Laem rộng 120.000 cây số vuông, nhấn chìm thị trấn nhỏ Sangkhlaburi nằm trong thung lũng.

Người dân tái định cư đến những vùng đất cao hơn nằm cách chốn cũ vài cây số , nhìn thẳng sang từ Wang Ka, một ngôi làng định cư của bộ lạc Mon, những người đã từ Myanmar di cư sang Thái Lan để trốn chạy tình trạng bị đàn áp.

Hai thị trấn trở thành một

John McMahonBản quyền hình ảnh John McMahon

Những người tái định cư gọi nơi ở mới của mình là Sangkhlaburi, đặt theo tên ngôi làng mà họ bị mất. Ngày nay, hai cộng đồng (nay được gọi chung là Sangkhlaburi) nằm đối diện nhau ở hai bên bờ hồ, với trục giữa chính là nơi dòng sông Sangkalia đổ nước vào hồ chứa.

'Thành phố Vàng': Tòa cổ thành 800 năm tuổi ở Ấn Độ

Vẻ đẹp cố đô Nam Kinh quyến rũ người nước ngoài

Đậu hũ thối, đặc sản không thể bỏ qua của Đài Bắc

Một bên hồ là cư dân nói tiếng Mon, Karen và Miến Điện, với những lối đi nhỏ hai bên có những căn nhà dựng bằng tre, gỗ truyền thống. Bờ đối diện gồm chủ yếu là người Thái. Tại đây, các nhà nghỉ và khách sạn chạy quanh bờ hồ, với các cửa hàng tiện lợi, các nhà hàng máy lạnh nằm bên các quầy hàng thực phẩm và cửa hàng buôn bán.

Cả hai bên thị trấn đều có một số gia đình sinh sống trong những ngôi nhà nổi, kiếm sống bằng nghề đánh cá và nuôi trồng thủy sản. Giống như những người du mục sống lang thang nay đây mai đó, họ di chuyển nhà cửa xung quanh hồ chứa theo mực nước lên xuống trong năm.

Huyết mạch

John McMahonBản quyền hình ảnh John McMahon

'Cầu Mon' được dựng lên vào năm 1986 hoàn toàn bằng sức người, làm bằng gỗ tếch địa phương, nối liền hai cộng đồng lại với nhau.

Đứng vững mà không có bất kỳ cấu trúc hỗ trợ bổ sung nào, đây là cây cầu gỗ dài nhất ở Thái Lan và dài thứ hai trên thế giới, với chiều dài 850m.

Nó là huyết mạch kết nối thị trấn. Nhờ có nó mà những người làm ăn buôn bán, học sinh và khách du lịch có thể đi bộ qua lại giữa hai bên bờ hồ.

Những người vô tổ quốc

John McMahonBản quyền hình ảnh John McMahon

Người Mon là một trong những nhóm sắc tộc đầu tiên sống ở vùng đồng bằng đông Myanmar (trước đây gọi là Miến Điện) sau khi di cư từ Trung Quốc hơn 1.000 năm trước.

Trong vài thế kỷ, nhiều người Mon đã di cư qua biên giới vào Thái Lan để thoát khỏi cuộc xung đột liên miên giữa chính phủ Miến Điện và các nhóm sắc tộc khác nhau.

Vài ngàn Mon đã bị chính phủ Thái Lan buộc phải quay trở lại Myanmar vào thời giữa thập niên 1990. Nhưng rồi họ được chính phủ Thái Lan cho phép sống ở Sangkhlaburi và một số khu vực khác trên khắp đất nước, dẫu cho nhiều người không được công nhận là công dân Thái Lan.

Cộng đồng kiểu mẫu

John McMahonBản quyền hình ảnh John McMahon

"Tôi là người Mon và tôi là người Thái Lan," Luk Wah nói trong lúc đang chuẩn bị các món ăn truyền thống của người Mon như súp cà ri cá tại cửa hàng của mình, nằm ở phía Thái, gần chân cầu.

Mẹ cô, người Mon, đã đến thị trấn sau khi nhà bà bị hồ chứa nhấn chìm, và Luk Wah đã có được quyền công dân Thái. Cô và chồng, Tong, người mà cô gặp sau khi anh chuyển đến Sanghlaburi từ Bangkok, xem thị trấn là một cộng đồng kiểu mẫu, nơi nhiều nền văn hóa chung sống cùng nhau mà không phát sinh xung đột.

"Tôi đã lớn lên ở vùng ngoại ô Bangkok. Đối với hầu hết bạn bè và gia đình tôi, [việc rời khỏi thành phố] là điều không tưởng, nhưng tôi thấy hạnh phúc ở đây, trong một thị trấn yên tĩnh, học cách sống của Mon," Tong nói.

Ánh đèn yên bình

John McMahonBản quyền hình ảnh John McMahon

Ngay cả khi cư dân Sangkhlaburi Lầu Mon đã hòa nhập với cộng đồng người Thái, học sinh người Mon theo học tại trường công lập Thái trong khi cha mẹ làm ăn buôn bán ha bên bờ hồ, họ vẫn rất tự hào duy trì nền văn hóa của mình.

Những lúc không tới trường, trẻ em Mon được dạy tiếng Mon, được học các bài hát và nghe những câu chuyện kể của người Mon.

Việc người Mon được phép sinh sống trong khu vực đã hấp dẫn các dân tộc thiểu số thậm chí ở từ tận Pakistan tìm đến, mong có một nơi yên bình để an cư.

Sự đa dạng này được thể hiện ở khu chợ bán đồ tươi sống ở phía cộng đồng người Thái, nơi có vô số ngôn ngữ được sử dụng và các sạp hàng thực phẩm thì bày bán cả hạt đậu lăng và roti (là các nguyên liệu nấu ăn quen thuộc của nhiều sắc dân Nam Á) lẫn món pad Thai và cà-xi xanh kiểu Thái.

Địa điểm du lịch cuốn hút

John McMahonBản quyền hình ảnh John McMahon

Vào năm 2013, mưa dữ dội trút xuống khiến dòng sông Sangkalia dâng cao, tác động vào phần nền móng cây cầu, khiến cầu bị sập một nhịp dài 70m ở phần giữa.

Tin tức nói cả nước đã nỗ lực tái thiết cây cầu, và điều này đã làm nâng cao hình ảnh thị trấn, rốt cuộc dẫn đến việc thu hút làn sóng du lịch tới đây.

Ngày nay, du khách bị cuốn hút bởi vẻ đẹp tự nhiên và các công trình kiến trúc của vùng đất hẻo lánh này.

Dấu tích sót lại của một khu định cư đã biến mất

John McMahonBản quyền hình ảnh John McMahon

Một trong những điểm thu hút du khách là Wat Saam Prasob, một ngôi đền của người Mon vốn bị làn nước nhấn chìm hồi 40 năm trước cùng với vùng Sangkhlaburi cũ sau khi con đập được xây xong.

Trong mùa khô, từ tháng Mười Một đến tháng Hai, khi nước hồ chứa cạn đi, ngôi đền từ đáy sâu lại hiện lên.

Trong thời gian này, một bàn thờ tạm được dựng lên ở lối vào dành cho mọi người tới cúng bái.

Thắp nhang lên, người ta đọc vang những lời cầu nguyện, lũ trẻ người Mon chào bán cá con, lươn, rùa cho những người sùng đạo để họ phóng sinh trở lại vùng nước hồ với mong muốn giúp tu nhân tích đức, một nghi lễ Phật giáo được các Phật tử thực hiện nhằm mong được tới gần cõi Niết Bàn.

Hai cộng đồng cùng tồn tại

John McMahonBản quyền hình ảnh John McMahon

Với dòng khách du lịch đổ đến, Sangkhlaburi vẫn giữ được bản sắc kép độc đáo của mình cùng với nhịp gỗ tuyệt vời của Cầu Mon, lối đi khiến mọi người qua lại dễ dàng giữa hai cộng đồng.

"Biên giới chỉ là một đường phân chia, không giống như một ngọn núi, không khó để vượt qua," I Pe Win, người sống ở bên cộng đồng người Mon, nói.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

[Minimalism] Mình đã bắt đầu sống tối giản như thế nào? - Spiderum Lỗ hổng kiến trúc Việt: Những bản sao vô hồn, không bản sắc ...


Nằm ở khu đô thị Văn Khê, Hà Đông (Hà Nội) ngôi nhà phố 4 tầng được thiết kế theo phong cách tối giản được lòng hết thảy các thành viên trong gia đình dù đòi hỏi của từng người về một không gian sống là hoàn toàn khác biệt.

Thiết kế: Adrei Studio
Diện tích: 50 m2
Vị trí: Hà Đông, Hà Nội

Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (1)

Mặt đứng nhà phố được thiết kế thông thoáng để đem nhiều nắng, gió vào nhà. Sử dụng hệ cửa sổ kính cùng lam gỗ bảo đảm riêng tư, mặt đứng nhà phố vẫn để lại dấu ấn sắc nét.

Nhà phố 4 tầng ở Hà Đông (Hà Nội) này là mẫu thiết kế nhà phố theo phong cách tối giản rất được ưa chuộng vài năm trở lại đây. Chủ sở hữu công trình nhà phố 4 tầng mang tên gọi TT House này là gia đình có 3 thành viên: người mẹ và hai người con một trai một gái. Với diện tích 50 m2, ngôi nhà này gần như đáp ứng trọn vẹn các nhu cầu sinh hoạt của từng thành viên trong gia đình.

Để giải quyết vấn đề lấy sáng và thông gió cho không gian ngôi nhà đẹp, đội ngũ kiến trúc sư của Adrei Studio đã thiết kế các khoảng trống thông tầng cho khu vực giữa, sau nhà. Việc tạo ra các khoảng trống thế này vừa giúp ánh sáng tự nhiên tràn vào nhà vừa mang ý nghĩa gia tăng sự giao tiếp của ba thành viên trong nhà với nhau vì dù đứng ở các khu vực khác trong nhà thì vẫn có thể trao đổi dễ dàng.

Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (2)Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (3)

Các chi tiết nội thất dù đơn giản nhưng vẫn gây ấn tượng như cầu thang không tay vịn, ghế ngồi chạm khắc lạ lẫm, …

Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (4)Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (5)Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (6)Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (7)

Phòng bếp thô mộc với các vật dụng từ gỗ. Diện tích không quá rộng nên hệ tủ kệ lớn được ứng dụng để giảm thiểu sự bừa bộn cho không gian nấu nướng, nhờ đó mà các đồ dùng làm bếp được cất trữ đúng nơi, căn bếp luôn ngăn nắp, gọn gàng.

Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (8)

Chiếc thảm trải sàn trở thành điểm nhấn hút mắt cho góc cạnh cầu thang.

Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (9)Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (10)Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (11)

Phòng tắm lắp kính khu vực tắm vòi sen. Cánh cửa gỗ được khép hờ tạo sự riêng tư cần thiết cho không gian thư giãn này.

Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (12)

Không gian riêng tư yên bình không kém với đồ nội thất gỗ hiện diện phần lớn. Bức tường kính mờ cho ánh sáng len lỏi vào phòng mà vẫn giữ được sự kín đáo cho phòng ngủ.

Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (13)

Thiết kế bồn rửa mặt lạ mắt giúp phòng tắm gây thêm sự thu hút. Thang gỗ tiện ích được đặt sẵn trong phòng tắm để khi cần sử dụng ngay lại đóng vai trò như vật trang trí độc đáo cho không gian này.

Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (14)Nhà phố 4 tầng 50 m2 ở Hà Đông, Hà Nội (15)

Tất cả cửa phòng bên trong nhà phố 4 tầng này đều là loại cửa gỗ sẫm màu đem đến sự bình yên kỳ lạ cho không gian nhà. Kết hợp cùng phần lớn các nội thất gỗ càng làm gia tăng sự thân thuộc, gần gũi cho ngôi nhà.

(Ảnh: Lê Anh Đức)

Adrei Studio
Adrei Studio

Điểm mặt Top 9 Xu hướng thiết kế Giao diện người dùng cho ứng ... Sơn ngoại thất UTU - Sơn ngoài nhà UTU


Thiết kế nhà vườn cấp 4 kiến trúc Nhật .

Thiết kế nhà vườn cấp 4 kiểu nhật là một trong những xu hướng rất được nhiều quý khách hàng quan tâm hiện nay. Giữa bộn bề , ồn ào của cuộc sống nhiều quý khách hàng đã tới Neohouse với mong muốn một thiết kế vừa gần gủi với thiên nhiên vừa thể hiện sự xung túc của gia chủ. Hiểu được mong muốn đó Neohouse xin giới thiệu mẫu thiết kế nhà vườn cấp 4 kiến trúc nhât. Công trình nhà vườn kiến trúc Nhật được NEOhouse JSC thiết kế cho khách hàng đến từ Tây Ninh.

Thiết kế nhà vườn cấp 4

Thông tin thiết kế .

Chủ Đầu Tư : chị Thúy (Tây Ninh)
Diện tích xây dựng
Diện tích đất
: 96m2 ( 8mx12m )
: 240m2 ( 10mx24m ).
Quy mô nhà cấp 4 : 1 Trệt, lợp tôn Thái.
Công năng tiện ích : phòng khách kết hợp phòng thờ, nhà ăn phòng bếp, 2 phòng ngủ ( 1 master), phòng WC chung, góc học tập.
Năm thiết kế : 2015
“Neohouseへようこそ—Welcome to NEOhouse”

Phối cảnh nhà cấp 4

Tọa lạc tại một vùng quê Tây Ninh, kiến trúc sư Neohouse đã biến khu đất trống thành một biệt thự mang phong cách Nhật Bản hiện đại. Cảm nhận đầu tiên khi tới đây là ngôi biệt thự có gì đó trẻ trung pha chút mộc mạc của cỏ cây, không khí trong lành, thoáng đãng của một vùng quê yên bình tạo cho người xem cũng như gia chủ cảm giác dể chịu nhẹ nhàng .

Thiết kế nhà vườn cấp 4 1

Kiến trúc sư đã lựa chọn tông màu trắng nhằm tôn lên vẻ thanh lịch trang nhã cho không gian.

Thiết kế nhà vườn cấp 4 2

Ngôi biệt thự đẹp được bố trí thiết kế những mảng tường  kính cường lực và ốp gỗ tự nhiên. Kính đem lại sự trong sáng và tạo ra các không gian mở cho ngôi nhà hướng tới thiên nhiên xung quanh. Gỗ đem lại sự tự nhiên, tránh cảm giác nặng nề. Kiến trúc hiện đại này có vẻ còn mới mẻ với đa phần người Việt nhưng rất được ưa chuộng ở Nhật Bản, nơi được coi là bậc thầy về kiến trúc đẹp với phương châm “đẹp nhất đi cùng đơn giản nhất” với bản thiết kế nhà vườn cấp 4.

Thiết kế nhà vườn cấp 4 3

Thiết kế nhà vườn hiện đại kiến trúc Nhật

Mái được lợp tôn thái xung quanh trang trí viền gỗ đẹp sắc sảo . Hồ nước nhỏ được bố trí tại hướng Nam với dụng ý ” đón cát, tránh hung “. Sự độc đáo của viền mái đưa vươn dài trước sân có cây xanh tạo bóng râm vừa làm mái hiên che mát cho tiền sảnh vừa làm không gian thư giãn tiếp khách ngoài trời.

Thiết kế nhà vườn hiện đại kiến trúc Nhật

Ngôi nhà màu trắng nổi bật giữa khoảng không xanh ngát, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên ,tràn đầy sức sống và sinh khí.

Bản vẽ thiết kế nhà vườn cấp 4

+ 1 phòng ngủ thường diện tích 14,5 m2, 1 phòng master có toilet khép kín diện tích 18 m2.

+ Phòng bếp và bàn ăn thiết kế liên thông kết nối với sảnh trệt ở trung tâm nhà vừa tiện ích với phong thủy trạch mệnh lấy sáng và thoát mùi nấu nướng thông qua cửa phụ bên hông.

+ Các cửa chính và cửa sổ được sắp xếp để tối ưu hóa tính chất thông gió tự nhiên (natural ventilation) của căn nhà khi cần; khi các cửa được mở thích hợp, dòng không khi mát lành từ sân vườn sẽ đi xuyên qua căn nhà và các vị trí chỗ ngồi, đảm bảo sự thoáng khí, mang lại sự thoải mái tối đa cho bạn.

Thiết kế nhà vườn hiện đại kiến trúc Nhật

Thiết kế nhà vườn hiện đại kiến trúc nhật

Mẫu nhà vườn kiến trúc Nhật hiện đại thể hiện được sự đơn giản nhưng không đơn điệu, hiện đại nhưng không cầu kỳ và phù hợp với mọi diện tích. Tùy theo diện tích mà kiến trúc sư sẽ bố trí không gian sao cho phù hợp và trọn vẹn nhất. Với diện tích khu đất hoặc diện tích xây dựng có xê xích đôi chút so với 8 X 12 m ở trên, như 7 X 12 hay 6 X 12 (72 m2-84 m2), 8 X 11 (88 m2) hay lớn hơn là 8 X 13, 8 X 14 m (104-112 m2), các kiến trúc sư sẽ tùy chỉnh, thiết kế lại để bạn có căn biệt thự như ý. Với bản thiết kế nhà vườn cấp 4 bạn đã loé lên được những ý tưởng nào cho căn căn biệt thự của mình, hãy liên hệ ngay cho NEOHouse để có được một ngôi nhà hài lòng và tiện nghi nhất cho gia đình.

Với muốn làm hài lòng mọi khách hàng NEOhouse đã , đang và sẽ hoàng thành mong muốn của quý khách hàng .

” Hãy nói mong muốn của bạn chúng tôi sẽ thực hiện  “.

Quý khách vui lòng xem mẫu tham khảo về thiết kế nội thất tại đây : Thiết kế nội thất hiện đại .

Ngoài ra quý khách xem thêm các thiết kế kiến trúc khác : Thiết kế biệt thự vườn Mini 2 Tầng Hiện Đại

Liên Hệ

NEOHOUSE- CN TÂN BÌNH:
Đ/c: 8B, Bàu Cát 8, P. 11, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: 0906 100 202/ 0937 100 202.

NEOHOUSE– CN Đà Nẵng:
Đ/c: Tầng 10, Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, 225-227 Hùng Vương, P. Vĩnh Trung, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng.
Tel: 0903 544 641/ 0906 100202 .

NEOHOUSE- CN VP Liên Kết các Tỉnh, Thành Phố làm việc tại: Hà Nội, Hải Dương, Huế, Tam Kỳ, Nha Trang, các tỉnh miền nam (Bình Phước, Tây Ninh, Củ chi, Long an, Bến Tre- Cần Thơ- An Giang).

LH Đối tác: info@neohouse.vn
LH Tư vấn khách hàng: tuvan@neohouse.vn
Web: neohouse.vn

Bất ngờ với không gian quán cà phê sách cải tạo từ biệt thự cũ Những điều bạn có thể chưa biết về phong thủy phòng bếp - Sanko


Trong những phong cách kiến trúc truyền thống, chúng ta không thể bỏ qua những nét ấn tượng và ý nghĩa của thiết kế kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam.

Với vai trò tinh thần quan trọng và giá trị nhân văn sâu sắc, việc thiết kế và xây dựng nhà thờ họ được nhiều gia đình quan tâm. Với kinh nghiệm lâu năm về thiết kế các công trình truyền thống cũng như các thiết kế kiến trúc biệt thự đẹp, chúng tôi tự tin mang đến sự hoàn hảo nhất cho các công trình thiết kế kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam.

1. Nhà thờ họ là gì ? Ý nghĩa mang tính nhân văn của kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam

Nhà thờ họ (hay còn gọi là nhà từ đường) là những công trình kiến trúc dành riêng cho việc thờ cúng lễ bái Tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong người Việt tại khu đồng bằng Trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam là một trong những kiểu kiến trúc truyền thống có ý nghĩa sâu sắc

Chi họ lớn, sau khi đã phân chi thì nhà thờ của dòng trưởng nam sẽ là nới nơi thờ phụng từ đời ông thủy tổ, nơi giữ gia phả gốc, nhà thờ này sẽ được gọi là nhà thờ đại tôn. Các nhánh họ khác đều có nơi thờ cúng riêng từ đời ông tổ chi trưởng, gọi là nhà thờ chi họ.

Trước hết, xây dựng kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam là một hành động hướng về cội nguồn. Chúng ta biết rằng hạt nhân của xã hội là gia đình. Một dòng họ có nhiều gia đình, nhiều dòng họ hợp thành xã hội. Một xã hội tốt đẹp bắt nguồn từ những gia đình tốt lành. Giáo dục trong dòng họ là một nhân tố cực kì quan trọng trong xã hội.

Đặc điểm kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam đơn giản nhưng nhiều nét ấn tượng

Việt Nam chúng ta có chừng hơn 2000 dòng họ, mỗi họ lại có nhiều nhánh họ, chỉ khác nhau một chữ đệm ở giữa. Sinh hoạt dòng họ trong Nhà thờ họ có tác dụng giáo dục cho con cháu về truyền thống của dòng họ trong việc xây dựng làng xóm, trong đấu tranh giữ nước, trong học tập, lao động sản xuất, khen ngợi, phê phán các cá nhân trong họ…

Ngày nay con cháu của dòng họ đã phân tán khắp nơi, trong và ngoài nước. Cuộc sống đa dạng, muôn màu, muôn vẻ, nếu không có phương pháp giáo dục truyền thống thì có nguy cơ mất gốc.

Thiết Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam là nơi lưu giữ cội nguồn của dòng họ, có tác dụng tạo ra lòng tự hào cho con cháu, nhắc nhở họ hướng về cội ngồn và sống sao cho xứng đáng với tổ tiên.

Hàng năm, ngày lễ giỗ tổ tiên tại nhà thờ họ là dịp hội họp lớn nhất của tộc họ, nó đồng thời cũng là dịp để nối lại các mối quan hệ lỏng lẻo tỏng dòng họ và mở rộng quan hệ họ hàng.

Là một loại hình kiến trúc truyền thống của người Việt có từ rất lâu, Thiết Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam mang những đặc điểm riêng của nó so với các loại hình kiến trúc khác.

2. Những đặc trưng về kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam

Về hình thức kiến trúc, Nhà thờ họ khá gần gũi với kiến trúc nhà ở dân gian. Về công năng, Nhà thờ họ là công trình tín ngưỡng để thờ cúng Tổ tiên. đây chính là hai yếu tố chính tạo được đặc trưng phong cách kiến trúc Nhà thờ họ.

Bên cạnh đó, Nhà thờ họ thuộc sở hữu tư nhân, thường do một dòng họ đứng lên xây dựng, vì vậy mà Nhà thờ họ mang tính cá thể cao chứ không mang nhiều tính cộng đồng như những công trình tĩn ngưỡng nơi công cộng như đình, chùa.

a. Phân loại kiến trúc Nhà thờ họ theo thời khắc

Về đặc điểm Thiết Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam theo thời gian, rất có khả năng phân thành 2 loại: Nhà thờ họ có niên đại sớm được xây từ lâu và Nhà thờ họ mới xây dựng trong vài chục năm quay trở lại đây. Tuy nhiên hiện nay hầu như không còn những Nhà thờ họ có niên đại sớm vì đã được cải tạo lại.

  • Công trình Nhà thờ họ thời xưa chúng ta thấy chủ yếu là xây bằng những vật liệu rất đơn giản, tự nhiên như gỗ, đất đá, lợp lá…Và gần hơn nữa là lợp ngói, Tuy nhiên những vật liệu đơn giản đó khi trải qua sự tàn phá lịch sử sẽ không thể trụ vững đến ngày nay hoặc đã được tôn tạo lại từ lâu.

Kiến trúc nhà thờ họ thời xưa chủ yếu được làm bằng vật liệu tự nhiên, đơn giản

  • Các mẫu Thiết Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam ngày nay thì hầu hết được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ do giá thành vửa rẻ vừa bền, rẻ hơn nhiều so với sử dụng gỗ truyền thống.
  • Nhà thờ họ thường ít được đầu tư lớn (do sở hữu cá nhân của từng dòng họ) nên thường ến trúc đơn giản, nhỏ bé chứ không rộng lớn, hoành tráng như những công trình tín ngưỡng công cộng.
  • Trong Nhà thờ họ, các ban thờ thường bố trí theo chiều ngang: Ban thờ vị tổ cao nhất bao giờ cũng được đặt tại gian chính giữa, ban thờ các vị tổ thấp hơn được bài trí đăng đối ở các gian hai bên.

b. Đặc điểm các kiểu kiến trúc Nhà thờ họ theo hình dáng

Thông thường một Nhà thờ họ điển hình chỉ là một ngôi nhà hình chữ Nhất nằm ngang với 2 mái trước và sau theo kiểu thu hồi bít đốc (hồi văn), mái có khả năng lợp tranh, lá cọ hoặc ngói mĩ dân dã (ngói di), quy mô công trình thường từ 3 đến 5 gian.

Nhà thờ mặt bằng chữ Nhất được xây dựng theo kiểu 1 ngôi nhà truyền thống 2 mái. Nhà thờ chữ Nhị là một ngôi nhà 2 gian song song với nhau, gian ngoài có thể là nơi tiếp khách hoặc nhà bái đường, gian sau là nơi thờ tụng.

Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam kiểu chữ Nhất nằm ngang rất phổ biến ở các xung quanh vị trí Bắc Bộ

Thiết kế kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam kiểu 4 mái, 8 mái: là công trình nhà thờ họ truyền thống phổ biến cho các tỉnh miền Bắc . Nhà 4 mái có 1 lớp mái thành 4 mặt có 2 mặt mái chữ A. Nhà 8 mái có 2 lớp mái chồng lên nhau như thế.

Thiết kế Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam kiểu 8 mái thường khá đồ sộ vì có 2 lớp mái chồng lên nhau

Thiết kế nhà thờ mặt bằng chữ Quốc: là một công trình Nhà thờ họ xây dựng trên mặt bằng như hình chữ Quốc trong tiếng Hán, với kết cấu 4 khối, một khối cổng tam quan, nhà thờ ở giữa cùng với đó là 2 khối dải vũ 2 bên toàn bộ tạo thành hình chữ quốc. Không gian dài khoảng 3 gian. Sân trong được thiết kế ngay lối vào trước.

Xây dựng nhà thờ họ với mặt bằng hình chữ Quốc khép kín

Thiết kế nhà thờ họ mặt bằng chữ Công: Thiết Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam kiểu chữ Công hay còn gọi là nội công ngoại quốc có nhà chính điện và nhà mái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ.

Thiết kế kiến trúc nhà thờ họ hình chữ Quốc giống hình dáng chữ I

Mẫu nhà thờ mặt bằng chữ Đinh: Nhà thờ chữ Đinh thiết kế giống như kiến trúc chùa chữ Đinh: có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước.

Nhà thờ họ có Hậu cung: Là mẫu nhà thờ phổ biến được thiết kế gian thờ phụng riêng gọi là Hậu cung.

Xây dựng nhà thờ họ có hậu cung

Nhà thờ họ kết hợp nhà ở: Với những công trình kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam kết hợp nhà ở, việc thờ cúng tổ tiên được bố trí ở các gian giữa, chỗ đặt tại được bố trí 2 bên gian hồi. Mặc dù thế đúng theo truyền thống thì Nhà thờ họ thường được xây tách riêng khỏi nhà ở, có thể nằm trên một mảnh đất riêng biệt, có thể nằm trên khuôn viên đất ở của vị trưởng họ.

Song dù thế nào đi nữa thì một nguyên tắc cơ bản luôn lôn phải tuân thủ trong bố cụ Nhà thờ họ là nguyên tắc đăng đối qua trục thần đạo (trục tưởng tượng điq ua chính giữa nhà thờ ).

Công trình kiến trúc nhà thờ họ kết hợp nhà ở

Nguyên tắc đăng đối này bao phủ trong tổng thể toàn bộ mẫu thiết kế Nhà thờ họ: từ hình khối kiến trúc, trang trí trên kiến trúc, thu xếp các ban thờ, bài trí nội thất đến bố trí sân vườn cảnh quan phía trước…

mặc dù thế, do quy mô đầu tư nhỏ nên trang trí trên kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam thường đơn giản, khiêm tốn hơn so với các công trình kiến trúc tín ngưỡng khác của cộng đồng, đặc biệt là hầu như không có các trang trí bên ngoài công trình hoặc nếu có thì cũng sẽ được đơn giản hóa tới mức tối đa.

Nếu như trên mái các đình, chùa thường sẽ có rồng, phượng, mặt nguyệt, các con giống… được làm cầu kỳ, tinh xảo thì trên nóc mái Nhà thờ họ cùng lắm chỉ có bức Đại tự, đầu kìm, đấu cơm, gạch hoa chanh và những chi tiết trang trí hết sức đơn giản.

c. Vì sao kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam không chạm rồng 5 móng ?

Cũng là kiểu kiến trúc truyền thống linh thiêng nhưng kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam không chạm rồng 5 móng

Trang trí Nhà thờ họ chủ yếu tập trung bên trong công trình và phân thành hai loại chính: Thứ nhất là trang trí trên các cấu kiện kiến trúc, thứ hai là trang trí trên các đồ vật nội thất.

Trang trí trên cấu kiện kiến trúc là những trang trí cố định không thể tháo rỡ nên thường có cùng phong cách nghệ thuật ở thời kỳ xây dựng, còn các vật dụng nội thất thường có sự bổ sung, thay đổi theo thời điểm nên các trang trí trên mỗi vật dụng có phong cách khác nhau.

Trang trí trên cấu kiện kiến trúc xuất phát từ mục đích vừa làm đẹp vừa làm giảm sự thô mộc, nặng nề của cấu kiện gỗ, song tùy thuộc vào khả năng đầu tư mà mức độ trang trí có thể nhiều, ít khác nhau ở từng Nhà thờ họ.

Trang trí trên Thiết kế Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam rất ít dùng hình tượng rồng mà hay sử dụng các hình tượng thuần túy mang tính trang trí (như hình hoa lá, hình kỷ hà…), hoặc các biểu tượng thiêng (như hình vân xoắn, hình đao mác…).

Mặc dù vậy, 1 số ít nhà thờ của những dòng họ có người làm quan cũng trang trí hình rồng trên kiến trúc, nhưng rất giảm bớt và các hình rồng này thường được cách điệu, biến tấu đi (trúc hóa rồng, mai hóa rồng, mây hóa rồng, lá hóa rồng, cá hóa rồng…).

Sở dĩ có đặc điểm này là do các Nhà thờ họ truyền thống còn tồn tại đến lúc này chỉ có niên đại xây dựng từ cuối thế kỷ XVII tới đầu thế kỷ XX, khi mà Nho giáo đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt. Theo quan niệm của Nho giáo thì rồng là biểu tượng cho tầng trên, đặc biệt là rồng có 5 móng chân tượng trưng cho Thiên tử.

Nhà thờ họ không phải là nơi thể hiện tính quyền lực, chính vì vậy rất ít sử dụng hình tượng rồng trên kiến trúc. Tuy vậy trên các đồ thờ vẫn thường được chạm rồng do quan niệm thần thánh hóa tổ tiên của người Việt, tất nhiên cũng chỉ được chạm rồng 4 móng mà không được chạm rồng 5 móng.

Từ cuối thế kỷ XIX trở đi, do những biến động của lịch sử mà ảnh hưởng của Nho giáo trong cuộc sống xã hội ngày càng mờ nhạt đi, các chế định xã hội và cộng đồng cũng lỏng lẻo dần trước những trào lưu văn hóa và những nhu cầu mới.

Việc xây dựng Thiết Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam cho nên vì thế cũng không còn tuân thủ chặt chẽ những quan niệm và ước định vốn có mà trở nên  ngày càng đa dạng hơn về quy mô và kiểu thức kiến trúc. Từ giai đoạn này đã xuất hiện những Nhà thờ họ có bố cục mặt bằng phức tạp (chữ Nhị, chữ Đinh, chữ Công, tứ thủy quy đường…) và cả những Nhà thờ họ với các góc đao cong vút.

Cho tới tận ngày nay, nhu cầu xây dựng Nhà thờ họ trong xã hội vẫn luôn tồn tại, song nhận thức về “cốt cách” của Nhà thờ họ lại khá mơ hồ, thêm vào đó còn bị “nhiễu” bởi những quan niệm và nhu cầu của thời hiện đại. chính do vậy đã xuất hiện tương đối nhiều Nhà thờ họ với phong cách lai tạp, rườm rà mang nặng tính phô trương, đánh mất đi “hồn cốt” của kiến trúc truyền thống Việt nói riêng và bản sắc văn hóa Việt nói chung.

3. Sự khác nhau kiến trúc nhà thờ họ Việt Nam giữa các vùng miền như thế nào ?

Nước ta có chừng hơn 2000 dòng họ phân bố khắp 3 miền. Do tập tục sinh hoạt 3 miền là khá khác nhau, do vậy ở mỗi miền phong túc thờ cúng tổ tiên cũng có đôi chút khác nhau.

  • Thiết Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam ở miền Bắc: Ở các tỉnh miền Bắc ưa chuộng các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam, quy định thống nhất về kích thước các tương quan tỷ lệ giữa các chi tiết kèo, cột, mái nhà hay các chi tiết trang trí: kìm nóc, đầu rộng.

Ở miền Bắc hầu hết tất cả tất cả các dòng tộc dù lớn hay nhỏ đều cố gắng xây dựng cho mình một ngôi nhà thờ.

  • Kiến trúc nhà thờ họ miền Trung: Ở miền Trung đặc biệt là Nghệ An hay Hà Tĩnh các dòng họ lớn thường đầu tư xây dựng những công trình nhà thờ họ hết sức đồ sộ.
  • Thiết Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam ở miền Trung có khả năng là sự pha trộn của các công trình kiến trúc tâm linh như đình, chùa, phủ quan chúa ngày xưa…ngoài ra chú trọng không ít tới khuôn viên tiểu cảnh.

Công trình kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam ở miền Trung khá đồ sộ và quy mô lớn

  • Kiến trúc nhà thờ họ miền Nam: Mật độ nhà thờ họ ở miền Nam xuất hiện ít hơn do đời sống văn hóa, tin ngưỡng có sự khác biệt.
  • Với lối sống khá tự do và ít chú trọng tới những hủ tục mà các dòng họ ở miền Nam thường chú ý đến công trình nhà họ. Cũng có thể rất ít thấy nhà thờ dòng họ.

Thiết Kiến trúc Nhà thờ họ Việt Nam không phải là kiểu kiến trúc mới mẻ hay có những nét đẹp đột phá, độc đáo nhưng đó là nguyện vọng, là điều mong muốn có ý nghĩa lớn lao đối với mỗi người dân Việt Nam vì đó là kiểu kiến trúc truyền thống mang đậm giá trị nhân văn.

Có không ít đơn vị thiết kế cũng như thi công Nhà thờ họ nhưng chúng tôi tin rằng không phải đơn vị nào cũng tự tin cung ứng được mọi nhu cầu của chủ đầu tư dự án như kiến trúc AMU.

Cách chọn màu sơn nhà theo phong thủy hợp mệnh gia chủ - Kienthuc Nội thất phòng khách tân cổ điển – không gian sống kén gia chủ


Mỗi năm, các chuyên gia thiết kế luôn dành một khoảng thời gian để phân tích các xu hướng, phong cách thẩm mỹ có ảnh hưởng nhất định trong ngành thiết kế năm vừa qua để tổng hợp lại và sau đó đưa ra dự đoán về xu hướng sẽ dẫn đầu trong năm tới. Dưới đây là một bài viết với cái nhìn tổng quan cũng như dự đoán về những xu hướng thiết kế đồ hoạ tiêu biểu sẽ có mặt trong năm 2018.

 

1.Ultra Violet

Nếu như năm ngoái Patone đã công bố màu của năm 2017 là màu xanh lá – biểu tượng cho sự sống , nguồn năng lượng đến từ thiên nhiên thì năm 2018 gam màu chủ đạo được dự đoán sẽ là Ultra Violet , hay còn gọi là màu tím vô cực.

 width=

 width=
Theo Pantone, những màu tím bí ẩn từ lâu đã tượng trưng cho sự đối nghịch, không chính thống, và sự sáng tạo nghệ thuật.Nổi bật và đầy cảm xúc, độ sâu của PANTONE 18-3838 Ultra Violet tượng trưng cho việc thử nghiệm và không tuân thủ.

Sắc tím tiêu biểu cho năm 2018 gợi liên tưởng đến vũ trụ vô tận, thúc đẩy sự sáng tạo độc nhất của cá nhân, vượt qua mọi ranh giới và hướng tới tương lai, chắc chắc sẽ là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế. Bên cạnh màu tím vô cực thì có lẽ năm 2018 cũng sẽ là một năm bùng nổ của những dải màu gradient sặc sỡ. Kể từ khi Instagram thay đổi logo , nó đã trở thành xu hướng, chúng ta thấy sự xuất hiện của gradient nhiều hơn, trên khắp sàn diễn thời trang, nội thất và nghệ thuật mặc dù ban đầu không ít người đã phản đối sự thay đổi này.

Dù sao thì Pantone cũng đã chính thức công bố Ultra Violet chính là màu sắc của năm 2018 vậy thì chúng ta hãy cùng chờ đón sắc tím vô cực này sẽ truyền cảm hứng sáng tạo như thế nào trên khắp các lĩnh vực.

 width=

nguồn: https://dribbble.com/rubynguyenart

 width=

nguồn: Pinterest

 

2.Xu hướng hoài cổ

Dù là ở bất cứ khía cạnh nào của ngành công nghiệp này, thời trang, nội thất hay kiến trúc,… sẽ luôn có một vòng tuần hoàn lặp lại, quá khứ của hôm nay rất có thể sẽ thành tương lai của ngày mai. Những dòng chảy từ quá khứ chắc chắn sẽ thành nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế, đặc biệt trong lĩnh vực web và in ấn, được thể hiện qua phong cách minh hoạ, hình ảnh, màu sắc, typo,… Khi các yếu tố này được liên kết lại sẽ hình thành nên một thông điệp tác động có chủ ý đến người xem.

Sự kết hợp giữa yếu tố xưa cũ và hiện đại sẽ trở thành điểm nhấn đặc biệt trong năm 2018. Hãy cùng đón chờ xem chúng được thể hiện như thế nào qua con mắt của những nhà thiết kế.

 width=

nguồn: https://10×17.co/

 width=

nguồn: https://malikafavre.com/rendez-vous

 

3.Typography – Không thể thiếu

Chắc chắn rồi, là một nhà thiết kế bạn phải luôn làm việc với các mặt chữ, các ký tự, đó là lý do vì sao sáng tạo trong typography luôn dẫn đầu xu hướng thiết kế đồ hoạ, dù là năm 2017 hay năm 2018, về cơ bản nó sẽ không bao giờ mất đi. Bạn có thể kết hợp các con chữ với những kĩ thuật khác và cùng với óc sáng tạo của mình để làm ra những tác phẩm độc đáo và ấn tượng.

 width=

nguồn: Aleksandr Gusakov

 width=

nguồn: Foreal Studio

 

4.Pha trộn

Nghe có vẻ kì lạ nhưng đây có thể sẽ là một xu hướng độc đáo xuất hiện vào năm 2018. Tạo ra xu hướng từ sự kết hợp giữa các thầnh phần khác nhau ví dụ như hình minh hoạ trên ảnh thật, đen trắng kết hợp với gradient,…hãy tận dụng sự sáng tạo để tạo nên những điều kỳ diệu, rồi bạn sẽ thấy chúng tuyệt diệu thế nào.

 width=

nguồn: Pinterest

 

5.Vẽ minh hoạ – Vẽ tay

Các hình minh hoạ, vẽ tay luôn là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng sự tưởng tượng phong phú được tạo nên bởi những con người tài hoa, rất đặc biệt và độc đáo, khơi gợi rất nhiều cảm xúc, đó cũng chính là lý do tại sao từ năm này qua năm khác chúng chưa bao giờ nằm ngoài xu hướng.

 width=

 width=

nguồn: https://dribbble.com/rubynguyenart

 width=

nguồn: https://dribbble.com/shots/3826770-Missing-Summer

Trên đây chỉ là 5 trong rất nhiều những xu hướng thiết kế đồ hoạ được dự đoán sẽ có trong năm 2018 và chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho bạn và biết đâu bằng sự sáng tạo và tài năng của mình, chính bạn sẽ là người tạo nên xu hướng mới, làm nên một dấu ấn đặc biệt cho năm sau.

 

Chọn căn hộ chung cư thế nào mới đúng phong thuỷ? | Báo Dân trí Phong thủy bàn làm việc cho người mệnh Thủy giúp "tiền vô như ...

↑このページのトップヘ