Xin chào, các bạn thân mến!
Khi tôi đi qua căn hộ tuyệt đẹp này, tôi không thể chia sẻ nó với bạn. Giáng sinh thường được kết hợp với màu sắc phong phú và tươi sáng - vàng, đỏ, xanh lá cây Ngôi nhà tuyệt đẹp này được trang trí cho mùa lễ hội với màu sắc tự nhiên tinh tế - xanh ngọc đậm, đỏ tía, nâu, xám và trắng. Một cái gì đó khác biệt và bắt mắt! Chạm vàng và bạc hoàn thiện vẻ ngoài và làm cho ngôi nhà trông lễ hội và vui vẻ. Đơn giản, nhưng phong cách - một sự kết hợp hoàn hảo cho tôi. Bạn nghĩ gì?
Ảnh: Yvonne Wilhelmsen . Hình ảnh qua
Thật đáng kinh ngạc khi màu xám than của tường có thể được làm ấm bằng gỗ tự nhiên của sàn và đồ nội thất: phòng ăn trông rất lôi cuốn và thư giãn. [19659002]
Teal tối là một trong những màu yêu thích của tôi. Tôi thích loại undertone rất tinh tế này được sử dụng trong căn phòng này và cả cách nó được trộn lẫn với màu trắng, đen và nâu.
[19659002] Màu đỏ tía đậm được chọn làm màu nhấn cho phòng khách, trong khi màu đen và trắng cho các bức tường vẫn giữ nguyên.
Liên quan
các loại kiến trúc nhà đẹp thiết kế mặt tiền nhà phố
Bạn là người đam mê các công trình kiến trúc phong cách đền chùa Nhật Bản nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà không thể du lịch Nhật Bản để chiêm ngưỡng. Bạn cảm thấy tiếc nuối, tuy nhiên mong ước của bạn sẽ thành hiện thực vì không cần phải đi đâu xa xôi đến tận xứ hoa anh đào, ngay tại đất nước Việt Nam thân yêu, bạn cũng tha hồ được chiêm ngưỡng những công trình mang đậm kiến trúc Nhật.
Tại Việt Nam mình, cũng có rất nhiều ngôi chùa đẹp được xây dựng lấy cảm hứng từ phong cách kiến trúc đền chùa của Nhật Bản. Không chỉ có kiến trúc Nhật quyến rũ mà cảnh sắc thiên nhiên, không gian tại các ngôi chùa này cũng đẹp và thanh tịnh tựa chốn bồng lai tiên cảnh.
Hãy cùng khám phá các ngôi chùa Việt mang kiến trúc Nhật Bản trên chính mảnh đất chữ S này.
1. Tu viện Khánh An – TPHCM
Tu viện Khánh An tọa lạc tại Phường An Phú Đông, Q.12 có kiến trúc độc đáo, giống các ngôi chùa truyền thống của đất nước xứ hoa Anh Đào. Với vẻ đẹp và kiến trúc độc đáo, tu viện Khánh An luôn thu hút nhiều du khách thập phương đến chiêm ngưỡng.
Tu Viện Khánh An có cấu trúc gồm: Chánh điện, nhà tổ, thiền đường, giảng đường, nhà Tăng, khách đường. Những chiếc đèn làm bằng gỗ và giấy có hình lục giác, thường thấy trong các lễ hội hoặc ở lối đi cổng đền chùa của Nhật Bản được bố trí trên các lối đi, khuôn viên của tu viện Khánh An. Tu viện Khánh An mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông, đậm nét kiến trúc Á đông.
Các Khu vườn, ao cá , các tiểu cảnh có trong khuôn viên chùa cũng được tạo cảnh, bố trí theo phong cách vườn Nhật Bản trồng rất nhiều cây xanh tạo bóng mát và mang đến bầu không khí vô cùng trong lành thanh tịnh. Màu sắc của tu viện có 3 gam màu chủ đạo là nâu gỗ, màu trắng của vôi và màu vằng của những hoa văn tượng trưng cho chất liệu đồng.
2. Chùa Cầu Nhật Bản – Phố cổ Hội An
Hội An có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh làm say lòng người, đi vào trong thơ ca, nhạc họa. Với người dân phố Hội, chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Đến Hội An mà chưa ghé thăm chùa Cầu thì coi như chưa đến.
Đây là cây cầu cổ duy nhất của Phố Cổ Hội An. Với chiều dài 18m bắc qua một lạch nước ngăn cách hai tuyến phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai. Do trong cầu có am thờ nên người dân vẫn thường gọi là Chùa Cầu. Tuy nhiên, còn được gọi là cầu Nhật Bản vì được xây dựng theo phong cách kiến trúc Nhật.
Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Chùa Cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Hội An, đồng thời là một biểu tượng du lịch của Phố Cổ này.
3. Chùa Lầu – An Giang
Chùa Lầu hay còn gọi là Phước Lâm Tự, tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ngôi chùa nổi tiếng được du khách gần xa biết đến vì được xây dựng hoàn toàn theo phong cách kiến trúc đền chùa đặc trưng của Nhật Bản.
Chùa Lầu nổi bậc với màu sơn đỏ đặc trưng. Bước chân vào tham quan chùa Lầu làm cho bạn như có cảm giác đang du lịch tại xứ hoa anh đào.
4. Chùa Minh Thành – Gia Lai
Chùa Minh Thành được xây dựng vào năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo, chùa có diện tích khoảng 20.000 m2 tọa lạc ở số 14 A đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, Gia Lai. Nằm cách trung tâm Pleiku khoảng 12 km. Đây là ngôi chùa đẹp nhất là nổi bậc nhất tại phố núi vì mang đạm kiến trúc đền chùa Nhật bản. Chùa thuộc hệ phái bắc tông.
Ngôi Chánh Điện có hai tầng, Đại Hùng Bửu Điện, Đại Bi Điện. Trước cửa chánh điện có tạc hai tượng Kim Cang Lực Sĩ cao 6m. Cửa chánh điện chiều cao 6m, khung cửa dày 4 tấc với 6 cánh cửa dày 2 tấc, tất cả cửa được chạm khắc 6 vị đại Bồ Tát, chính điện chùa cao 16m
Chánh giữa điện tôn trí tượng Tỳ Lô Giá Na Phật, cao 6m, nặng 16 tấn, mỗi cách sen có chạm khắc nổi những vị Phật, và vách phía sau là bát thập bát Phật (88 vị Phật). Ngũ phương Phật (5 vị Phật) Đông, Tây, Nam, Bắc, bát bộ kim cang (8 vị Hộ Pháp), tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, ngoài ra còn có các tượng Văn Thù, Phổ Hiền…
Hai bên tả hữu, tôn trí tượng Thập nhị Duyên Giác (12 vị đại bồ tát), mỗi tượng cao ba mét làm bằng gỗ mít, sơn son thiếp vàng, Hai bên vách chánh điện có 30 ngàn vị Phật.
Tất cả các bức tượng này được chạm nổi vào tường rất công phu. Thẳng theo hướng tây tầng dưới của chánh điện là; Đại Bi đường thờ Quan Thế Âm Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn, mà theo cách gọi dân dã đó là Phật nghìn mắt nghìn tay, theo phong cách Việt Nam, cao 7,5m, thờ hai bên tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn là 2 tượng Hộ Pháp cao 3m, ba pho tượng được chạm khắc bằng gỗ.
Ngoài ra trong khuô viên chùa còn có : tháp Từ Ân, tháp chuông đặt đại hồng chung nặng 4 tấn. Trước sân chùa Tượng đức Phật A Di Đà bằng đá, cao 7,5m, nặng 40 tấn được tôn trí uy nghiêm giữa hồ nước Liên Trì. Trước ao Liên Trì là lư hương bằng đồng lớn nhất, cao 4m, nặng 4 tấn.
Bên cạnh đó, ngôi bảo tháp thờ Xá Lợi 9 tầng cao 72m, được tôn trí bên trong bảo tháp là 4 vị Thiên thủ Thiên nhãn, cao 8m và ngang 3,5m, được chạm khắc rất tinh tế sống động từng chi tiếc bằng gỗ mít. Tầng 1 và các tầng khác sẽ là nơi thờ thất Phật và Xá lợi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni đnag được thi công và sắp hoàn thành.
5. Chùa Sắc Tứ Khải Đoan – Daklak
Chùa Sắc Tứ Khải Đoan tọa lạc tại số 117 đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đaklak, được xây dựng vào năm 1951. chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28 m2.
Chùa có cây Bồ Đề là tặng vật lưu niệm của Đại đức Narada mang từ Colombo qua Việt Nam nhân chuyến ghé thăm Banmethuot. Đại đức tặng chùa Khải Đoan năm 1962.
Chùa được xây dựng bởi bàn tay khéo léo của những người thợ cố đô Huế nên có kiến trúc cung đình Huế cổ kính, kết hợp với phong cách nhà sàn của địa phương Tây Nguyên, và xen lẫn đâu đó nét kiến trúc hiện đại và cũn có sự pha lẫn phong cách kiến trúc đền chùa Nhật bản. Những phong cách kiến trúc khác nhau cùng hòa hợp tạo nên một công trình kiến trúc đầy cổ kính nhưng cũng ẩn hiện những đường nét hiện đại đầy mới lạ. Tham quan chùa cũng mang đên cho du khách một cảm giá như đang lạc vào một không gian cổ xưa của xứ mặt trời mọc.
6. Chùa Linh Quy Pháp Ấn – Lâm Đồng
Chùa Linh Quy Pháp Ấn tọa lạc tại đồi 45, thôn 4, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 23km về phía Nam. Chùa còn có tên gọi khác là Am Pháp Ấn. Chùa Linh Quy Pháp Ấn nằm trên đỉnh núi Linh Quy có diện tích 30 ha.
Phong cảnh nơi đây được ví như chốn bồng lai tiên cảnh thanh tịnh, yên bình vô cùng. Thiên nhiên khí hậu hài hòa tươi mát được bao bọc bởi cây cối xanh tốt, cảnh vật mê hoặc lòng người. Chùa mang đậm phong cách kiến trúc đền chùa Nhật bản. Điểm nhấn của chùa Linh Quy Pháp Ấn là cánh cổng Thần Đạo Torii độc đáo.
Xem thêm các bài viết hay
Top 6 ngôi chùa mang kiến trúc chùa Nhật Bản nổi tiếng tại Việt Nam
tủ văn phòng giá rẻ kieu nha dep